Nước mắm CHIN-SU và câu chuyện vươn ra thế giới

Nước mắm CHIN-SU và câu chuyện vươn ra thế giới

Nhắc đến rượu vang, người ta sẽ nhớ ngay đến nước Pháp và ngành công nghiệp vang đồ sộ. Theo số liệu năm 2019 của Bộ Nông nghiệp Pháp, sản lượng rượu vang trung bình 6 – 7 tỷ chai/năm. 412 triệu chai được xuất khẩu với tổng trị giá 4,5 tỷ euro vào 06 […]

Nhắc đến rượu vang, người ta sẽ nhớ ngay đến nước Pháp và ngành công nghiệp vang đồ sộ. Theo số liệu năm 2019 của Bộ Nông nghiệp Pháp, sản lượng rượu vang trung bình 6 – 7 tỷ chai/năm. 412 triệu chai được xuất khẩu với tổng trị giá 4,5 tỷ euro vào 06 tháng đầu năm 2019. Để đáp ứng khẩu vị ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã không ngừng sáng tạo, đổi mới để đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất. Tại Việt Nam, nước Mắm cũng đang từng bước phát triển mạnh. Các loại nước mắm CHIN-SU, Nam Ngư… cũng không ngừng cải tiến để phục vụ khách hàng trong, ngoài nước. Nước mắm dần trở thành nét đặc trưng của nền văn hóa Việt trong mắt bạn bè thế giới.

Từ câu chuyện rượu vang…

Với nhiều nhãn hiệu rượu vang nổi tiếng, Pháp là nước giữ thị phần nhiều nhất trong lĩnh vực xuất khẩu rượu vang trên thế giới và tạo nên thương hiệu truyền thống trứ danh.

Để bảo vệ hình ảnh cho rượu vang pháp, các nhà sản xuất nơi đây phải áp dụng Hệ thống luật lệ rượu vang Pháp (ra đời từ đầu thế kỷ XX) về những tiêu chuẩn chung về chất lượng rượu, giống nho, quy trình sản xuất…. với những luật lệ vô cùng khắc khe. Hiện nay, luật này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Đến câu chuyện nước mắm Việt

Theo số liệu năm 2019, thị trường nước mắm và nước chấm có quy mô khoảng 225 triệu lít/năm. Tuy nhiên sản lượng nước mắm xuất khẩu chỉ chiếm từ 3 – 5% tổng sản lượng khoảng 15 triệu USD.

Hiện nay cả nước có hơn 2.800 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước mắm theo phương pháp dân gian. Chiếm hơn 20% thị trường nước mắm toàn quốc.

Các đại diện của các doanh nghiệp này cũng có chia sẻ để có thể xuất khẩu nước mắm ra nước ngoài thì cơ sở xuyên suốt là phải đảm bảo an toàn, chất lượng vệ sinh thực phẩm, hài hòa với thị hiếu, khẩu vị của người dùng quốc tế. Thế nhưng khó vẫn là không việc đồng nhất chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu bấp bênh. Ngoài ra, chi phí khai thác tăng, người dân phải vay vốn với lãi suất cao. Đặc biệt và quan trọng nhất phải bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam với nước mắm. Thái Lan đã sử dụng tiêu chuẩn Codex CODEX STAN 302-2011  cho việc sản xuất nước mắm. Các tiêu chuẩn sản xuất tại Thái thay đổi để đạt Codex phục vụ cho việc xuất khẩu nước mắm.

Làm sao nước mắm Chin-Su cũng như nước mắm Việt vươn tầm thế giơis?

 Nhằm phát triển ngành nước mắm quốc gia, vào ngày 3/9/2020, Bộ Nội vụ đã cho phép thành lập song song Hiệp hội Nước mắm Việt Nam và Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam.

Bộ Nội vụ đã cho phép thành lập cả hai hiệp hội nước mắm. Việc tồn tại cả hai hiệp hội nước mắm không có vấn đề gì, đều cùng mục đích giúp ngành nước mắm Việt Nam ngày càng phát triển”. PGS.TS Trần Đáng Ủy viên Ban vận động thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam nêu quan điểm.

Nước mắm CHIN-SU và câu chuyện vươn ra thế giới

Bà Nguyễn Thị Bích Thủy – Trưởng Ban vận động thành lập HHNMVN cũng chia sẻ: “Chúng ta có cùng chung mục tiêu trong việc duy trì và phát triển văn hoá ẩm thực Việt Nam. Để nước mắm trở thành một truyền thống và niềm tự hào của mọi người Việt Nam. Thúc đẩy phát triển ngành nước mắm Việt Nam được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới với ngôi vị số 1 toàn cầu. Đồng thời tăng gấp đôi sản lượng nước mắm của Việt Nam trong 10 năm tới. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của nội địa và xuất khẩu”.

Vào ngày 27/9/2016, Masan và đối tác Singha đã ra sản phẩm nước mắm CHIN-SU Yod Thong cho thị trường Thái Lan. Bước” đầu tiên của Masan trong hành trình truyền bá văn hóa ẩm thực phương Đông ra thế giới.