CÁCH LÀM CÁC LOẠI MẮM CHAY TỪ QUẢ DỨA

CÁCH LÀM CÁC LOẠI MẮM CHAY TỪ QUẢ DỨA

Bạn ăn chay nhưng vẫn muốn vị mặn mặn của nước mắm trong bữa ăn? Đừng lo, chúng tôi sẽ giới thiệu cách làm nước mắm từ nguyên liệu thuần chay là “dứa”. Cùng tham khảo cách làm mắm dứa để có giải pháp trọn vẹn cho những người muốn ăn chay nhé!   Cách […]

Bạn ăn chay nhưng vẫn muốn vị mặn mặn của nước mắm trong bữa ăn? Đừng lo, chúng tôi sẽ giới thiệu cách làm nước mắm từ nguyên liệu thuần chay là “dứa”. Cùng tham khảo cách làm mắm dứa để có giải pháp trọn vẹn cho những người muốn ăn chay nhé!

 

Cách làm nước mắm từ quả dứa 

 

Ngoài việc tốn thời gian đun, nước mắm chay từ quả dứa khá dễ thực hiện. Nguyên liệu chính là dứa chín (bạn cũng có thể dùng thơm hoặc khóm), vậy nên nước mắm dứa sẽ có mùi thơm nhẹ. Nước mắm dứa cũng đa năng không kém gì nước mắm cá thông thường, bạn có thể dùng mắm dứa để nêm, nếm, pha nước chấm cho đa dạng nhiều món ăn khác nhau.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Nguyên liệu để làm nước mắm dứa khá đơn giản, bao gồm:

  • 250g dứa chín (hoặc thơm/khóm chín). Lưu ý là dứa càng chín thì nước mắm sẽ càng ngon bạn nhé.
  • 10g nấm hương khô
  • 1 nhánh rong phổ tai kombu (khoảng 5g) (sử dụng kombu để nước mắm bổ dưỡng và thanh mát hơn, nhưng tùy sở thích của mình mà bạn có thể thêm bước này hoặc không nhé)
  • 2 thìa canh nước tương. Bạn nên sử dụng nước tương Chin-Su để vị mắm dứa ngọt nhẹ hơn, nếu thích cay nồng thêm một tí thì sử dụng nước tương Chin-Su tỏi ớt bạn nhé.
  • 1/4 cup muối. Nếu không muốn nước mắm quá mặn hay chát, bạn có thể dùng muối hồng vì muối này có vị mặn nhẹ hơn các loại khác\
  •  1 lít nước

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch dứa, gọt hết vỏ ở bên ngoài cũng như những mắt thơm, sau đó thái thơm thành từng miếng nhỏ. Sau đó dùng dao băm dứa thật nhuyễn để nước mắm đậm vị và tiết kiệm thời gian nấu mắm hơn. Bạn có thể chế biến ăn liền hoặc làm dự trù và bảo quản để dùng dần dần đều được.

Bước 2: Rửa nấm hương thật sạch, ngâm với 250ml nước trong khoảng 15 phút để nấm nở và mềm hơn.

Bước 3: Cho chỗ dứa vừa thái vào chảo nóng và đảo đều cho ra nước từ 5 đến 10 phút, sau đó đổ vào đó một chén nước sôi nguội (khoảng 250ml). Lượng đường trong dứa rất dễ bị cháy, thế nên bạn lưu ý vặn lửa nhỏ nhé.

Bước 4: Đun hỗn hợp cho đến khi sôi, vặn nhỏ lửa hơn nữa và tiếp tục ninh hỗn hợp khoảng 50 phút đến 1 tiếng. Tiếp theo, bạn cho 750ml nước còn lại cộng thêm kumbo, đường, hạt nêm, nấm đã ngâm, muối và nước tương để tạo màu vào hỗn hợp. Tiếp tục đun cho đến khi gia vị tan đều hết vào nước. Bạn có thể vặn lửa to hơn một tí để hỗn hợp nhanh sôi hơn hoặc khuấy đều để gia vị tan nhanh hơn. Sau khi nhận thấy gia vị tan vào nước đang sôi rồi thì tắt bếp, hạ chảo.

Lưu ý: Sau khi ninh được 20 phút, bạn nên vớt xác phổ tai kombu ra để tránh làm nước bị tanh.

Bước 5: Vậy là nồi nước mắm bước đầu đã xong. Tới khâu trình bày và nêm nếm. Bạn lọc một ít nước từ hỗn hợp nước mắm vừa ninh và cho bữa ăn ra chén. Tùy vào khẩu vị của mình, bạn có thể nêm nếm thêm chút muối hoặc đường để mắm đạt đúng vị ưa thích. Cuối cùng, bạn cắt một miếng chanh vắt vào chén, đổ một ít ớt bột và khuấy đều. Vậy là đã xong một chén mắm chay thơm ngon chất lượng cho cả gia đình rồi.

Với phần mắm dứa còn dư trong nồi. Nếu muốn bảo quản lâu dài, bạn chờ cho mắm dứa nguội, sau đó lọc lấy nước và cho vào chai. Bạn nên vặn nắp chai và bao bọc thật kỹ rồi bảo quản trong tủ lạnh. Nước mắm chỉ có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 tuần đến 1 tháng nên đừng nên làm nhiều quá so với khẩu phần ăn của mình nhé!

Thành phần dinh dưỡng của dứa:

Ngoài việc thay thế hoàn hảo vai trò của nước mắm cá trong các bữa ăn cho người ăn chay, nước mắm từ dứa còn có chất lượng dinh dưỡng khá cao, cụ thể:

– Dứa tươi ít calo, 100g trái dứa chỉ cung cấp khoảng 50 calo tương đương với quả táo, thịt của dứa không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol. nên các chị em phụ nữ không lo bị thừa cân vì ăn nhiều nước mắm dứa nhé. 

– Quả dứa có chứa một loại enzyme phân giải protein bromelain mà tiêu hóa thức ăn bằng cách phá vỡ protein. Bromelain cũng có tác dụng chống viêm, chống đông máu và chống ung thư thuộc tính. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ dứa thường xuyên giúp chống lại viêm khớp, khó tiêu và nhiễm giun.

– Chưa kể, dứa còn rất cho sức khỏe và giúp thúc đẩy các hợp chất, khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Dứa bổ sung vitamin để chống oxy hóa, vitamin C (100 g trái dứa có chứa 47,8 hoặc 80% vitamin C). Loại vitamin này thúc đẩy  sự tổng hợp collagen trong cơ thể, giúp duy trì tính toàn vẹn của mạch máu, da, nội tạng, và xương. 

– Ngoài ra, dứa còn bao gồm một số lượng nhỏ vitamin A (cung cấp 58 IU mỗi 100 g) và nồng độ beta-carotene. Các hợp chất này được biết là có đặc tính chống oxy hóa. Vitamin A cũng giúp duy trì lượng nhờn lành mạnh ở da và tốt cho thị lực. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc ăn các loại trái cây tự nhiên giàu chất flavonoid giúp cơ thể con người tránh khỏi bệnh ung thư phổi và khoang miệng.

Ngoài ra, dứa còn chứa rất nhiều B-complex vitamin như folate, thiamin, pyridoxine, riboflavin và khoáng chất như đồng, magiê và kali (một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể, giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp và thúc đẩy việc tổng hợp tế bào máu đỏ.

Vừa bổ dưỡng vừa dễ làm, lại là phương án tối ưu cho những người ăn chay trường nhưng vẫn nhớ nhung vị mắm. Còn ngại gì mà không bắt tay làm ngay một nồi mắm dứa thơm nức đi nào! Chúc bạn thành công và có những bữa ăn chay thật ngon miệng!