Bí quyết làm nước mắm cá cơm chuẩn vị tại nhà

Bí quyết làm nước mắm cá cơm chuẩn vị tại nhà

Phong trào nấu nướng đang rất thịnh hành. Các chị em không chỉ nấu các bữa cơm ngon để hạn chế ăn hàng quán. Còn chia sẻ công thức làm gia vị “nhà làm” thơm ngon, chuẩn vị. Nước mắm – gia vị không thể thiếu trong gian bếp của người Việt. Thường các chị […]

Phong trào nấu nướng đang rất thịnh hành. Các chị em không chỉ nấu các bữa cơm ngon để hạn chế ăn hàng quán. Còn chia sẻ công thức làm gia vị “nhà làm” thơm ngon, chuẩn vị. Nước mắm – gia vị không thể thiếu trong gian bếp của người Việt. Thường các chị em nội trợ sẽ chọn mua các loại mắm trên thị trường phù hợp với khẩu vị gia đình. Tuy nhiên, nếu không chọn được loại mắm ưng ý. Bạn hoàn toàn có thể tự làm nước mắm với nguyên liệu chính: cá cơm tươi. Nước mắm cá cơm làm tại vừa sạch đảm bảo vệ sinh. Quá trình chế biến cũng không quá phức tạp. Cùng tham khảo cách làm qua bài viết dưới đây nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu cho nước mắm cá cơm

Cá cơm tươi 2kg, muối trắng 600g, hũ sành hoặc hũ thủy tinh to đủ để đựng cá.

Thực hiện

Bước 1:

Rửa sạch cá cơm sau khi mua tại chợ về. Pha nước muối loãng, cho cá cơm vào ngâm. Sau khi ngâm 20 phút thì với các ra để ráo nước.

Các cơm là nguyên liệu quan trọng nhất nên phải lưu ý khi chọn cá. Những con cá cơm trưởng thành làm nước mắm sẽ ngon nhất. Tốt nhất nên chọn mẻ các xa bờ, được đánh bắt vào mùa nắng. Như vậy sẽ ít bị lẫn cá tạp.

 Bước 2: Bước tiếp theo là ướp cá

Ướp các với muối là bước đầu tiên trong quy trình chế biến nước mắm. Bạn cần phơi cho cá dập mình trước khi ướp muối với cá. Tỉ lệ muối và cá có thể là 10:4 hoặc 3:1. Thông thường công thức hay được chọn là 3:1. Hỗn hợp cá ướp với muối này được gọi là chượp.

Bạn cần ướp cá với muối từ 2 đến 4 ngày. Khi đó cá đã ăn muối thì tiến thành tháo nút trong hũ. Nước đầu tiên khi tháo nút hũ này được gọi là nước bổi. Bạn mang phần nước bổi này ra phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, thường xuyên khuấy đảo. Nước bổi có hàm lượng đạm cao nhưng chưa ăn được vì mùi rất tanh.

Bước 3: Tiếp theo là nước lên men khô

Để tạo môi trường yếm khí cho mắm. Bạn rải thêm một lớp muối trên cùng sau khi đã chượp cá và cho vào hũ. Đem mắm đi phơi. Quá trình này gọi là giai đoạn lên men khô của mắm. Công đoạn tiếp theo sẽ được thực hiện khi hũ cá được phơi khoảng 3 – 4 ngày.

Sau khi ủ chượp được 4 ngày bình mắm cá cơm. Lúc này mùi cá cơm thơm đặc trưng và cá đã ra khá nhiều nước. Dùng rây lọc nước này vào bình. Cá chỉ còn 50% so với ban đầu sau khi được lọc. Bạn chắt phần nước cốt này ra. Để chỗ nhiều ánh sáng và ánh nắng.

Lưu ý trong quá trình phơi cần liên tục khuấy đảo. Chính vì vậy mắm làm vào mùa hè sẽ nhanh chín hơn. Mùa đông thì cần phơi đến 40 ngày, mùa hè thì chỉ cần khoảng 25 ngày mà thôi.

Nước mắm cá cơm sau 1,5 tháng không bị bọ, không bị váng, bắt đầu có mùi mắm đặc trưng.

Bước cuối cùng là lọc mắm

Sau giai đoạn lên men khô hoàn thiện, bạn chuẩn bị 1 túi. Sau đó đổ cả hũ mắm đã chượp chín vào túi. Để túi vào rổ, buộc chặt 1 đầu để từng giọt mắm nhỏ xuống phía dưới.

Cứ để mắm nhỏ giọt tự nhiên, không nên nặn hay bóp túi. Bóp túi sẽ làm thịt cá theo ra cùng mắm. Để đợi cho mắm nhỏ ra hết, bạn đậy kín các dụng cụ lại. Nên dùng túi vải bố để lọc mắm

Bí quyết làm nước mắm cá cơm chuẩn vị tại nhà

Phần nước mắm sau khi nhỏ hết được gọi là mắm chắt. Để mắm chắt ngon và thơm hơn. Bạn nên phơi nước mắm cá cơm này thêm 2 – 3 tuần để mắm chín và có độ trong hơn.

Mắm cho vào hũ thủy tinh để ăn dần. Như vậy, bạn đã có món nước mắm cá cơm chuẩn vị chỉ sau 4 công đoạn đơn giản.

Cùng tham khảo các công thức pha nước chấm ngon tại đây nhé!