Điều gì tạo nên sự khác biệt của nước mắm Nam Ngư?

Điều gì tạo nên sự khác biệt của nước mắm Nam Ngư?

Nước mắm Nam Ngư là một thương hiệu nổi tiếng của Công ty Masan. Sản phẩm mang đến vị ngon đậm đà, hợp khẩu vị và thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam. Không phải bỗng nhiên mà  50 triệu gia đình sử dụng nước mắm Nam Ngư. Sự khác biệt của sản phẩm này […]

Nước mắm Nam Ngư là một thương hiệu nổi tiếng của Công ty Masan. Sản phẩm mang đến vị ngon đậm đà, hợp khẩu vị và thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam. Không phải bỗng nhiên mà  50 triệu gia đình sử dụng nước mắm Nam Ngư. Sự khác biệt của sản phẩm này đến từ nguyên liệu và quá trình sản xuất công nghệ hiện đại. Hiện nay Masan còn xuất khẩu ra nhiều thị trường đòi hỏi chất lượng, an toàn khó tính như Châu Âu và các quốc gia phát triển khác.

Nguyên liệu cá cơm của mắm Nam Ngư

Sự khác biệt đầu tiên của nước mắm Nam Ngư chính là nguồn nguyên liệu đầu vào: cá cơm. Chỉ cá cơm là thích hợp cho ủ chượp do thân mềm, hàm lượng đạm cao, ít hàm lượng béo. Đặc biệt, tỷ lệ nội tạng cao nên thủy phân đạm bằng enzyme nội tạng tốt hơn các loại khác.

Ướp tại thuyền theo tỉ lệ 3:1

Những mẻ cá được đánh bắt từ dưới biển khơi lên đều phải thêm một công đoạn ướp tươi.  Loại bỏ tạp chất, rửa cá bằng nước biển rồi trộn cá với muối theo tỷ lệ 3 cá: 1 muối. Với cách này, cá sẽ không bị phân hủy, giữ nguyên được độ “tươi” và hàm lượng dinh dưỡng.

Muối ướp được chọn lọc kỹ càng để có thành phẩm mắm Nam Ngư đạt chuẩn

Nước mắm Nam Ngư dùng muối hạt chất lượng cao từ Bà Rịa – Vũng Tà. Muối này có độ tinh khiết, không lẫn tạp chất, độ mặn thuần khiết. Muối phải được ủ ít nhất 3 tháng và phải được đánh giá chất lượng trước khi đưa vào ủ chượp.

Điều gì tạo nên sự khác biệt của nước mắm Nam Ngư?

Nước pha muối

Công đoạn ướp cá với muối thì muối chất lượng tốt vẫn chưa đủ. Nước ngầm dùng để pha muối cũng rất quan trọng. Đó là nước được lấy từ trên núi. Nguồn nước phải được kiểm tra định kỳ, phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Bởi chất lượng nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mắm.

Phương pháp gài nén cổ truyền

Để tạo ra những giọt mắm thơm ngon thì chọn nguyên liệu đầu vào mới chỉ là điều kiện cần. Công đoạn gài nén cổ truyền mới là điều kiện đủ. Theo chia sẻ của giới làm nghề, cá cơm đã được ướp muối gọi là chượp. Khi tàu cá cập bến, những chượp được đưa vào thùng gỗ để ủ theo phương pháp gài nén. (Tức là đặt vỉ và xếp đá trên mặt đã rải một lớp muối). Quy trình ủ chượp tiêu chuẩn ở Phú Quốc là từ 9 -12 tháng, có thể lên tới 15 tháng.

Thùng gỗ để ủ chượp

Thùng gỗ làm từ loại gỗ dẻo dai, thớ mịn, thân không cong vênh. Thùng chịu được độ mặn tốt, không độc hại, không có mùi màu lạ. Thùng được ghép từ 60-65 tấm gỗ, bó lại bằng dây mây.

Điều gì tạo nên sự khác biệt của nước mắm Nam Ngư?

Thời gian lên men đạt chuẩn của mắm Nam Ngư

Quá trình lên men yếm khí sẽ được diễn ra trong khoảng thời gian khá dài, từ 9 – 12 tháng. Trong quá trong ủ, người làm mắm sẽ phải thường xuyên kiểm tra từng thùng gỗ. Đảm bảo giọt nước mắm thành phẩm phải đạt chuẩn với 3 yếu tố: sắc, hương và vị. Sự tỉ mẩn, kỳ công và chỉn chu của cả một quá trình đã mang đến sự khác biệt cho nước mắm Nam Ngư với các dòng nước mắm khác.

Cùng tham khảo các công thức pha nước chấm ngon tại đây nhé!