CÁCH SỬ DỤNG NƯỚC MẮM CHO TRẺ ĂN DẶM

CÁCH SỬ DỤNG NƯỚC MẮM CHO TRẺ ĂN DẶM

Sử dụng nước mắm cho trẻ là điều mà các mẹ cần lưu ý để đảm bảo cho sự phát triển an toàn của bé. Nếu mẹ vẫn còn hoang mang không biết nên cho nước mắm bao nhiêu, cho sao mới đúng thì nên tham khảo bài viết dưới đây nhé! 1. Khi nào […]

Sử dụng nước mắm cho trẻ là điều mà các mẹ cần lưu ý để đảm bảo cho sự phát triển an toàn của bé. Nếu mẹ vẫn còn hoang mang không biết nên cho nước mắm bao nhiêu, cho sao mới đúng thì nên tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Khi nào thì bắt đầu cho trẻ ăn mắm được?

Trong quá trình ăn dặm (từ 4 đến 6 tháng tuổi): Trước tiên, các mẹ cần nhớ rằng không nên cho bé ăn mắm khi bé chưa quá 8 tháng tuổi, vì lượng muối trong nước mắm khá cao và có thể ảnh hưởng đến bé. Tương tự, mẹ cũng nên tránh cho muối và các hợp chất chứa muối vào bữa ăn của bé trong giai đoạn ăn dặm của bé. Các mẹ cũng đừng lo bé sẽ bị thiếu muối nếu không cho ăn mắm hoặc muối ở giai đoạn này. Bởi nếu thiếu muối, cơ thể trẻ sẽ thích nghi bằng cách giảm đào thải natri qua đường nước tiểu và mồ hôi. Ngược lại, trong trường hợp thừa muối, lượng dư sẽ được thải qua nước tiểu.

Thay vào đó, mẹ có thể cho con yêu ăn dặm với cháo hoặc bột, thịt, cá, trứng, rau và 1 thìa cà phê dầu ăn. Các loại thực phẩm trên đã chưa một lượng muối cần thiết để bé hấp thụ.

Kết thúc giai đoạn ăn dặm của bé (từ 8 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi): Cơ thể bé cần nạp thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần cẩn thận, không nên nêm thêm nước mắm vào những sản phẩm bột ăn liền đã được nêm sẵn, các thương hiệu bột uy tín vốn đã tính toán lượng muối thích hợp trong thực phẩm (0,5 đến 1g/ngày) để dùng cho bé.

Giai đoạn từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi: Bé có thể ăn cháo đặc hoặc cơm nát, kèm theo thịt, cá… rau, 1 giọt dầu ăn và ½ đến 1 thìa nước mắm. Lượng i-ốt cần thiết trong nước mắm đảm bảo sự cân bằng trong phát triển thể chất và trí não của trẻ nhỏ.

Ở giai đoạn này trở lên, mẹ có thể bổ xung nước mắm vào khẩu phần ăn của bé vì nhiều lý do. Cụ thể, khi bé lớn dần, nhu cầu với các chất đạm, i-ốt, sắt, canxi…cũng nhiều hơn. Thực phẩm mà các bé ăn hằng ngày nhiều khi không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé nên cần đến các loại gia vị bổ trợ giàu dinh dưỡng và lành tính như nước mắm. Ngoài sắt, canxi, protein,… nước mắm còn chứa rất nhiều axit amin tự nhiên được thủy phân từ cá. Những dưỡng chất này mẹ khó có thể tìm thấy trong 1 vài thực phẩm hàng ngày.

Tuy nhiên, mẹ vẫn cần phải cân nhắc lượng mắm muối và những thực phẩm chứa muối cho bé là để đảm bảo an toàn cho thận. Ăn muối quá nhiều thì thận phải làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến cao huyết áp, tổn hại thận. Thận của bé chưa hoàn thiện về mặt chức năng, việc dùng mắm, muối có thể là gánh nặng cho thận, chưa kể thận chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể, có thể gây ứ đọng muối dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim,…

Thêm nữa, bé ở những độ tuổi khác nhau sẽ cần hấp thụ lượng muối khác nhau, dẫn đến việc lượng nước mắm cho bé ăn cũng cần được cân đo đong đếm cho vừa phải. Cụ thể:

– Bé 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.

– Bé 4-8 tuổi: 1,9g/ngày.

– Bé 9-13 tuổi: 2,2g/ngày.

– Bé 14-18 tuổi: 2,3g/ngày.

Tùy vào độ mặn của loại mắm đang dùng mà các mẹ nhớ cân nhắc cho mắm vào thức ăn tương xứng với lượng muối cần thiết ở trên nhé. Mẹ cũng cần lưu ý là lượng nước mắm dùng cho bé chỉ nên khoảng 1/3 thìa cafe rồi tăng dần. Nên nêm nhạt vì vị giác của bé còn rất nhạy. Nêm vừa miệng người lớn là quá mặn đối với bé. Dẫu biết rằng vị mặn trong thức ăn sẽ gây cảm giác thèm ăn cho bé hơn, nhưng nếu đổi lại bé có nguy cơ còi xương và gặp bệnh về thận thì đúng là nguy hiểm phải không các mẹ? Vậy nên dù ai khuyên gì đi nữa thì các mẹ cũng nên cân nhắc và tham khảo các thông tin chính thống cũng như chỉ dẫn của bác sĩ trong liều lượng nước mắm cần dùng cho bé nhé!

Nếu mẹ dùng sản phẩm công nghiệp được chế biến sẵn thì nên đọc lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm rồi cân nhắc thêm hoặc bớt tỷ lệ nước mắm hoặc muối nếu cần. Mẹ nên lưu ý là không nên cho bé ăn mặn lâu ngày và cần hạn chế sự lệ thuộc vào độ mặn của thức ăn cho bé.

Ngoài ra, i-ốt còn chứa trong các thực phẩm tự nhiên khác như cá biển, trứng cá, thịt bò, trứng gà hay các thức ăn như tảo biển, rau xanh…Mẹ có thể bổ sung i-ốt cho bé với khẩu phần ăn có các nhóm đồ ăn trên thay vì chỉ dùng muối và mắm.

Lưu ý trong cách chế biến thức ăn bằng nước mắm cho bé:

Dù là nấu ăn cho người lớn hay trẻ con thì các mẹ cũng cần lưu ý cách sử dụng các loại gia vị cho phù hợp nhất nhé. Đối với nước mắm, mẹ cần nấu cho đồ ăn gần như chín hoàn toàn rồi mới cho mắm vào. Sau khi nêm mắm, mẹ để trên bếp tầm một phút cho đồ ăn chín hết rồi mới tắt lửa nhé, làm vậy thì các dưỡng chất khác cũng như hương vị của nước mắm sẽ không mất đi.

2. Lựa chọn nước mắm ngon cho bé

Bên cạnh việc quan tâm đến khẩu phần ăn nước mắm của bé, mẹ cũng cần lưu ý chọn những loại nước mắm cho trẻ con uy tín có trên thị trường. Để lựa chọn được nước mắm phù hợp, cần lưu ý những điểm sau:

Màu sắc: Mẹ hãy dốc ngược chai mắm lên. Nếu nước mắm trong, có màu vàng nhạt hoặc màu cánh gián thì nước mắm ngon. Nếu nước mắm bị vẩn đục hay có cặn dưới đáy và có màu lạ thì mẹ không nên mua nhé.

Mùi vị: Vì lượng muối cho bé trong mỗi bữa ăn cần đảm bảo ở mức phù hợp nên mẹ phải thử nước mắm trước khi cho vào thức ăn. Nếu nước mắm quá mặn thì mẹ cần tránh sử dụng.

Độ đạm: Nhiều người tin rằng độ đạm cao tức là nước mắm ngon. Tuy nhiên, thực tế không hẳn lúc nào cũng như vậy. Độ đạm được ghi trên bao bì là tổng của đạm tổng hợp và đạm tự nhiên. Thực tế chỉ có đạm tự nhiên là tốt cho sức khỏe, mẹ cần quan tâm đến lượng đạm này thay vì chỉ để ý đến đạm trên bao bì nhé.

Với những lưu ý trên đây, hy vọng mẹ sẽ chuẩn biết cách sử dụng nước mắm hợp lý nhất để đảm bảo cho quá trình phát triển của bé.