Nước mắm cá cơm thơm ngon trứ danh đất Việt
Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài hơn 3.000 km. Biển mang lại nguồn lợi kinh tế vô cùng phong phú và đa dạng. Có khoảng gần 200 loài cá biển có giá trị kinh tế tại Việt Nam. Trong đó, có nhiều loại cá được sử dụng làm nguyên […]
Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài hơn 3.000 km. Biển mang lại nguồn lợi kinh tế vô cùng phong phú và đa dạng. Có khoảng gần 200 loài cá biển có giá trị kinh tế tại Việt Nam. Trong đó, có nhiều loại cá được sử dụng làm nguyên liệu chế biến nước mắm. Nước mắm vốn được coi là quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Là hương vị không thể thiếu trong mỗi mâm cơm Việt từ bao đời nay. Nhưng ở mỗi vùng ngư trường khác nhau, mỗi loại cá khác nhau sẽ làm ra nước mắm có hương vị khác nhau. Trong đó, nước mắm cá cơm cho ngọt hậu vị, màu nâu sánh cánh gián đẹp mắt.
Từ Bắc đến Nam, có rất nhiều vùng sản xuất nước mắm. Từ nước mắm Cát Hải (Hải Phòng), Cà Ná (Ninh Thuận), Long Xuyên (An Giang), Thanh Hóa, Đà Nẵng… mỗi nơi đều có đặc trưng riêng. Chính sự thống nhất và nét khác biệt đã tạo nên sự độc đáo và dấu ấn riêng cho mâm cơm gia đình Việt.
Tại sao nước mắm cá cơm lại ngon nhất
Cá cơm tạo cảm quan cho nước mắm nên phải chọn lựa rất kĩ. Cá cơm để làm nước mắm ngon là những con cá tươi, đã trưởng thành. Vào mùa nắng sẽ là mùa đánh bắt cá tốt nhất. Cá càng được đánh bắt xa bờ thì càng cho chất lượng tốt. Vì chúng không bị lẫn những tạp chất ô nhiễm từ thềm lục địa xả xuống.
Cá cơm là loại da trơn, không vảy dễ phân hủy trong quá trình ủ chượp. Đây cũng là loại cá có độ đạm cao, ruột cá béo. Mặc dù thành phẩm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng cá cơm tươi, béo là yếu tố tiên quyết.
Mỗi vùng có hương vị khác nhau
Cá cơm đánh bắt ở các vùng biển khác nhau. Khi làm nước mắm sẽ cho ra sản phẩm có mùi thơm và màu sắc khác nhau. Sự khác biệt trong phương thức sản xuất cũng tạo nên sản phẩm nước mắm đặc trưng cho vùng miền đó. Ví dụ các vùng nước mắm tại Phú Quốc và các tỉnh lân cận có màu nâu cánh gián, hương thơm trầm. Nhưng nước mắm làm từ cá cơm được đánh bắt ở vùng biển miền Trung và các tỉnh lân cận lại có màu vàng rơm và hương thơm nồng.
Tỉnh Khánh Hòa được thiên nhiên ưu ái bờ biển dài, nhiều vịnh. Nhờ đó, tạo nguồn tôm cá nuôi và đánh bắt dồi dào, là cơ sở làm nên thương hiệu nước mắm Nha Trang. Đây là vùng nước mắm nổi tiếng, được nhiều thực khách yêu thích. Mang thơm ngon, nhất là khi xào nấu, mùi thơm nồng.
Sản xuất nước mắm cũng là nghề truyền thống của Phan Thiết. Từ thuở khai thiên lập địa, nghề mắm đã được truyền tụng. Vào những vụ mùa, nơi đây ngập tràn những sân mắm. Những thùng lều cao nghều trải dài,…Vị mặn của muối và hương đặc trưng của cá khiến cho hương thơm đậm đà. Nhờ đó, nước mắm Phan Thiết trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Mặc dù khác biệt về quy trình sản xuất và khẩu vị. Nhưng điểm thống nhất chung là ở miền nào trên dọc dải đất Việt Nam này đều sử dụng nước mắm để chế biến và thưởng thức các món ăn. Nước mắm cá cơm là loại gia vị mang nhiều chắt chiu, hương vị mà mỗi người Việt thân thương gọi là mảnh hồn quê cha xứ.
Cùng tham khảo thêm các bài viết về nước mắm tại đây nhé!