Những món ngon “thần thánh” với nước mắm CHIN-SU

Những món ngon “thần thánh” với nước mắm CHIN-SU

Những món ngon “thần thánh” với nước mắm CHIN-SU

Tùy vào từng vùng miền và loại đặc sản khác nhau mà nước mắm được biến tấu đa dạng. Ví dụ như món bánh hỏi lòng heo của miền Trung sẽ dùng rất nhiều tỏi. Còn nước mắm cho món cơm tấm Sài Gòn có vị ngọt hơn phù hợp với khẩu vị miền Nam. […]

Tùy vào từng vùng miền và loại đặc sản khác nhau mà nước mắm được biến tấu đa dạng. Ví dụ như món bánh hỏi lòng heo của miền Trung sẽ dùng rất nhiều tỏi. Còn nước mắm cho món cơm tấm Sài Gòn có vị ngọt hơn phù hợp với khẩu vị miền Nam. Trong khi đặc sản bún chả Hà Nội lại có món nước chấm chua cay mặn ngọt xứ Hà thành. Hãy cùng điểm qua những đặc sản dọc miền đất nước tuyệt ngon với nước mắm CHIN-SU nhé!

Nước mắm là loại gia vị “quốc hồn quốc túy” không thể thiếu trong các món ăn Việt. Đặc biệt là trong các món đặc sản như bún thịt nướng, chả giò, bánh ướt, bánh nậm, bánh bèo… Nước mắm trở thành loại nước chấm quyết định đến 50% độ ngon của món ăn.

Món nào thì dùng… nước mắm đó

Chắc sẽ có người hỏi tại sao nước mắm lại quan trọng với ẩm thực của người Việt như vậy. Hãy tưởng tượng tô bún thịt nướng thơm lừng lại ăn cùng với nước mắm mặn chát hay lạt nhách!!! Dù thịt có thơm, rau có tươi cách mấy thì bạn sẽ cảm thấy tô bún chỉ còn nửa độ ngon.

Bún thịt nướng chả giò với nước mắm ngọt ớt xay.

Hay như đĩa bánh bèo trắng phếu, thêm chút đậu xanh nghiền, bột tôm mỡ hành nhìn cực hấp dẫn. Bạn hí hửng chan miếng nước mắm lên trên rồi ăn thử 1 miếng. Ôi thôi vị nước mắm mặn chát làm bạn chẳng cảm nhận được vị bánh hay tôm nữa. Vậy thì còn gì món đặc sản xứ kinh kỳ!?

Bánh bèo với nước mắm CHIN-SU pha ngọt với ớt xắt.

 Bánh cuốn với nước chấm chua ngọt pha từ nước mắm CHIN-SU

Bánh cuốn với nước chấm chua ngọt pha từ nước mắm CHIN-SU

Những món ngon “thần thánh” với nước mắm CHIN-SU

Vùng nào lại có… nước mắm đó

Người Sài Gòn rất mê cơm tấm! Không chỉ dành để ăn sáng, người Sài thành còn ăn cơm tấm vào trưa, chiều, thậm chí là đêm. Trước đây món cơm tấm chỉ ăn cùng với sườn nướng, bì chả hay ốp la. Nhưng với khẩu vị của đất Sài thành, giờ có cả thịt kho tàu, tôm rim, cá chiên… Chan thêm muỗng mỡ hành, tí đồ chua giòn giòn và đặc biệt là chén nước mắm pha ngọt.

Nước mắm ăn với cơm tấm cũng pha rất cầu kỳ. Có chủ quán còn pha nước mắm hơi sệt để biến tấu cho đĩa cơm thêm phần lạ miệng. Nước mắm để pha nên dùng nước mắm CHIN-SU bởi vị ngon “quốc dân” của thương hiệu này. Khẩu vị của người Sài Gòn nói riêng và người Nam bộ nói chung là thích ăn ngọt. Vì vậy mà nước mắm pha của món cơm tấm cũng sẽ hơi ngọt nếu so với người vùng khác. Nhưng tổng thể ăn cùng vị đậm đà của sườn, đồ chua và vị cay của ớt sẽ hài hòa. 

Cơm tấm Sài Gòn với nước mắm pha ngọt

 Bánh cuốn với nước chấm chua ngọt pha từ nước mắm CHIN-SU

Bún chả với nước mắm CHIN-SU pha chua cay

Trong khi món đặc sản của Hà Nội là bún chả thì lại ở một thái cực khác. Người Hà thành thích vị thanh đạm, ví dụ như nước phở Hà Nội sẽ thanh hơn trong Sài Gòn. Vì thế nên nước chấm pha từ nước mắm CHIN-SU của món bún chả cũng sẽ thanh nhẹ hơn. Ăn với chả, thịt nướng thơm lừng, rau xanh và đồ chua càng tăng thêm khẩu vị cho thực khách.

Bánh xèo, bánh khọt miền Tây ăn với nước mắm pha loãng.

Nhắc đến miền Tây, người ta lại nghĩ ngay đến món bánh xèo giòn rụm cuốn cùng rau sống. Món này từng một thời “khuynh đảo” ẩm thực Sài Gòn với nhiều hệ thống có thương hiệu. Món ăn đầy đủ dinh dưỡng từ tinh bột, thịt, hải sản, rau… làm thực khách ăn hoài không ngán. Nước chấm đúng chuẩn của món đặc sản miền Tây này phải là nước mắm pha loãng, có vị ngọt. Nếu pha bằng nước mắm CHIN-SU sẽ càng ngon hơn.

Món cá kèo ăn cùng nước mắm CHIN-SU nguyên chất.