SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN HÓA ĂN MẮM CỦA TÂY – VIỆT
Tây cũng ăn mắm, và thậm chí là ăn theo cách khá lạ đấy. Nếu bạn còn bán tín bán nghi về chuyện này, cùng tham khảo một số cách phối nước mắm với đồ ăn có 1 không 2 của Tây nhé! Tây ăn mắm thế nào? Khác với thói quen dùng mắm trong […]
Tây cũng ăn mắm, và thậm chí là ăn theo cách khá lạ đấy. Nếu bạn còn bán tín bán nghi về chuyện này, cùng tham khảo một số cách phối nước mắm với đồ ăn có 1 không 2 của Tây nhé!
Tây ăn mắm thế nào?
Khác với thói quen dùng mắm trong mọi bữa ăn, không nhiều thực khách phương Tây có thói quen ăn mắm, và dù có ăn đi nữa thì lượng mắm sử dụng cho món ăn cũng rất vừa phải và chọn lọc. Cụ thể, người Tây thường rưới một lượng mắm vừa phải lên các món tráng miệng ngọt. Điển hình trong số đó là các món tráng miệng phổ biến ở các nước Tây phương, bao gồm:
Faux Mille Feuille
Món bánh này bắt nguồn từ Mille Feuille (một món bánh của Pháp, còn gọi là “bánh ngàn lớp”, được làm từ bột bánh pastry). Faux Mille Feuille là bánh ngàn lớp “giả” được người ta sáng tạo ra khi không có thời gian tỉ mỉ nhào nặn pastry, họ tạo ra các lớp bánh bằng một loại bánh bích quy bơ Pháp (petit beurres), đơn giản và dễ làm hơn.
Thoạt đầu, món bánh này tưởng như không liên quan gì đến nước mắm cho đến khi một trang chuyên về công thức nấu ăn tên Ten Play đã từng công bố công thức món bánh này với sốt… nước mắm. Tưởng chừng như khá lạc quẻ, nhưng vị mặn của nước mắm kết hợp với vị béo ngọt của bánh quy bơ và kem tươi tạo ra một hương vị mằn mặn ngòn ngọt đậm đà độc đáo. Sốt nước mắm không phải nước mắm không, mà được pha với caramen làm từ đường tan chảy.
Kem nước mắm ở Ralf Artisan’s Gelato
Nghe có vẻ lạ, nhưng đúng là có món kem nước mắm tồn tại, và thậm chí bạn còn có thể thưởng thức món kem này ngay tại trung tâm Sài Gòn ở 39 Đặng Thị Nhu (Quận 1). Kem nước mắm được ra mắt bởi hãng Salt & Straw. Nhiều người khá ghiền món lem này bởi sự đậm đà đặc biệt của nó. Loại sốt này cũng tương tự với loại được dùng trên chiếc bánh Faux Mille Feuille phía trên, ấy là nước mắm được pha với sốt caramel ngọt ngào.
Bỏng ngô ngọt
Nhà hàng Mỹ Decca ở Louisville tạo sự ngạc nhiên khá khó đỡ cho khách hàng với bỏng ngô có vị cay ngọt được sốt trong nước mắm. Những sự bất ngờ này rất được lòng thực khách khi họ tỏ vẻ thích thú và hài lòng với vị thơm bơ ngọt của bắp truyền thống với ít nước mắm đã tạo nên hương vị ngọt mặn đan xen (thêm chút cay của bột ớt togarashi).
Người Việt dùng mắm
Như đã nói ở trên, người Việt, dân tộc được ví là không thể sống thiếu mắm trong mỗi bữa ăn có cách dùng mắm rất khác với thực khách Tây phương. Sự khác biệt không chỉ nằm ở lượng mắm được dùng mà còn ở cách dùng. Cụ thể, người Việt chủ yếu dùng nước mắm để chan lên các món mặn, và thậm chí là chan ngập món ăn. Nước mắm được chan ngập món ăn thường là nước mắm chua ngọt. Có nhiều loại mắm trên thị trường, nhưng hiện tại hơn 80% hộ gia đình người Việt sử dụng nước mắm Nam Ngư để pha chế nhiều kiểu nước mắm khác nhau cho gia đình. Nước mắm Nam Ngư pha thêm chút tỏi, ớt, chanh và đường và rưới đều lên món ăn trông rất hấp dẫn và khiến thực khách không thể ngưng đũa. Một vài cái tên món ăn tiêu biểu được ăn theo kiểu này gồm:
Bánh ướt
Không chỉ là rưới nước mắm lên bánh ướt, người Việt còn có thói quen tưới ngập đĩa bánh ướt bằng nước mắm chua ngọt. Từng lớp bột được tráng mỏng, ăn kèm chả giò hoặc nem rán, thêm tí hành phi và mùi thơm dịu nhẹ của các loại rau sống mà chấm với nước mắm thì ngon khỏi phải nói.
Bún thịt nướng
Món mặn thứ 2 cũng được chan nước mắm khá đầy là bún thịt nướng kiểu miền Nam. Phải nói là dù thịt có thơm ngon đậm đà cỡ nào, chả giò có vàng ruộm giòn tan ra sao mà nước mắm nhạt nhẽo thì ắt hẳn món ăn sẽ không còn chút hấp dẫn nào. Đi về khuya, ghé vào một góc đường làm tô bún thịt nướng hoặc bún nem nướng với những miếng thịt thơm lừng, được trộn lên cùng với rau sống, rau thơm, đồ chua và đậu phộng…chấm với nước mắm mặn ngọt đậm đà. Ôi thôi còn gì thú vị hơn!
Bánh bèo
Tương tự như bún thịt nướng hay bánh ướt, món bánh bèo cũng là một trong những món ăn bắt buộc phải ăn kèm nước mắm ngon và được rưới đều khắp dĩa. Những chiếc bánh bèo trắng phau, một muỗng đậu xanh nghiền ở giữa, rắc thêm ít bột tôm và chút mỡ hành. Người ăn hí hửng dùng muỗng xắn nửa cái bánh bèo và đưa hết vào miệng. Bánh đã ngon rồi, thêm cái vị mặn mặn ngọt ngọt của nước mắm thì phải nói là tuyệt hảo.
Ngoài vài ba món điển hình kể trên, còn rất rất nhiều những món mặn khác của người Việt được rưới nước mắm chua ngọt đến đầy dĩa. Nào là cơm tấm, bánh cuốn, bánh xèo, bánh tằm bì,…Cứ là món nào có tinh bột, có rau sống mỡ hàng, có chả giò nem nướng thịt nướng thì ắt hẳn phải kèm theo một chén mắm chua ngọt mặn mà đầy ụ để thỏa lòng thực khách.
Cũng tùy vào từng món ăn hoặc khẩu vị của người bán lẫn người mua mà chén nước mắm được pha theo nhiều kiểu. Có người thích vị mặn, có người không ăn được vị chua nhiều, có người lại chọn vị ngọt chủ đạo, nhưng dù là nước mắm kiểu gì đi nữa thì nó cũng thể hiện một sự thật không thể chối cãi của người Việt: Ăn món mặn với nước mắm hoặc rất nhiều nước mắm – điểm khác biệt cơ bản với các nước Tây Phương.
Những điểm khác biệt trên khá là thú vị đúng không nào? Nhưng dù có khác biệt kiểu nào đi chăng nữa thì nước mắm vẫn bằng cách nào đó đóng một vai trò quan trọng trong việc làm trọn vị món ăn cho cả hai nền văn hóa. Hi vọng bạn có thể chia sẻ những món ăn kèm nước mắm cũng như cách ăn mắm rất đăc trưng của người Việt đến bạn bè năm châu, biết đâu lại có người vì nước mắm mà đem lòng yêu ẩm thực Việt đấy!