Nước mắm cho bé và người lớn có gì khác biệt?

Nước mắm cho bé và người lớn có gì khác biệt?

Nước mắm cho bé và người lớn có gì khác biệt?

Việc sử dụng nước mắm cho bé được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm bởi không biết có nên cho bé ăn nước mắm không và nên ăn những loại nước mắm nào. Thế nên trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ những vấn đề này để giúp […]

Việc sử dụng nước mắm cho bé được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm bởi không biết có nên cho bé ăn nước mắm không và nên ăn những loại nước mắm nào. Thế nên trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ những vấn đề này để giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất.

Vì sao phân loại ra nước mắm cho bé và nước mắm cho người lớn?

Điều đầu tiên mà chắc rằng ai cũng biết được đó chính là thể trạng cơ thể của bé và người lớn là hoàn toàn khác nhau. Cũng giống như việc trẻ không sử dụng được một số loại thực phẩm dành riêng cho người lớn và nước mắm lại nằm trong số đó. Ngay cả một số loại gia vị cơ bản khác cũng không nên đưa vào khẩu phần ăn của bé thì nói chi là nước mắm.

Nước mắm của người lớn thường có vị mặn khá cao, cho nên sẽ không phù hợp nếu cho bé sử dụng. Tuy nhiên sự mặn mà, đậm đà trong món ăn lại là một trong những yếu tố giúp bé ăn ngon miệng hơn, vì thế rất nhiều bậc phụ huynh cần đến “sự trợ giúp” của nước mắm.

Và để đáp ứng nhu cầu này, một số loại nước mắm dành riêng cho bé đã ra đời. Với những sản phẩm này thành phần, cách chế biến được thay đổi ít nhiều để phù hợp với thể trạng của bé, nhưng vẫn mang đến một hương vị đặc trưng như các loại nước mắm thông thường dành cho người lớn.

Tìm hiểu về sự khác nhau giữa nước mắm cho bé và cho người lớn

Nhìn chung về nguyên liệu cho đến quy trình chế biến thì hai loại nước mắm này chẳng có sự khác biệt là mấy. Sự thay đổi về số lượng nguyên liệu, thời gian tẩm ướp hay một vài công đoạn nhỏ trong quá trình ủ mới là những điểm khác nhau của hai loại nước mắm này.

Về nguyên liệu

Cả hai đều sử dụng nguyên liệu là cá cơm tươi và muối hạt tinh và được chắt lọc một cách tinh túy thông qua việc ủ cá cơm tươi trong các thùng gỗ theo phương pháp nén gài. Nhưng nguyên liệu đáng chú ý để chế biến nước mắm cho bé chính là cá cơm than khi được sử dụng 100% loại cá cơm này thay vì pha lẫn với các loại cá cơm trắng như những sản phẩm dành cho người lớn. Cá cơm than được biết đến là loại cho ra nước mắm có giá trị dinh dưỡng cao nhất, rất phù hợp với bé.

Về khâu chế biến

Kế đến đó chính là tỷ lệ tẩm ướp cá sau khi đã đánh bắt tươi và chế biến xong. Đối với các loại nước mắm thông thường, các hãng sản xuất sẽ thường ướp cá cơm với muối tinh theo tỷ lệ 3:1. Tuy nhiên đối với nước mắm cho bé, để giảm bớt độ mặn từ muối người ta sẽ thường nâng mức tỷ lệ lên thành 4 cá:1 muối hoặc 3 cá: ½ muối, tránh cho bé sử dụng quá nhiều muối, nhất là trong những giai đoạn đầu đời.

Nước mắm cho bé và người lớn có gì khác biệt?

Về độ đạm của sản phẩm

Dành cho các bố mẹ nào quan tâm đến độ đạm trong loại nước mắm này thì đối với một số nhãn hàng công bố độ đạm sẽ thường rơi vào khoảng 34 – 35 (gN/l). Đây là con số cao hơn so với các loại nước mắm cốt dành cho người lớn thông thường, điều này cho thấy dù vị mặn được giảm lại nhưng độ đạm tốt sức khỏe trong các loại nước mắm dành riêng cho bé thì lại cao hơn.

Nước mắm cho bé và người lớn có gì khác biệt?

Tuy nhiên, độ đạm còn dao động phụ thuộc vào mẻ cá tươi đánh bắt được theo từng vụ cũng như độ béo mập của từng con cá, cho nên độ đạm thậm chí có thể lên đén 36 – 38 (gN/l).

Về vấn đề an toàn đối với sức khỏe của bé

Những nơi sản xuất ra nước mắm cho bé bắt buộc phải đảm bảo được rằng tất cả các nguyên liệu đều phải hoàn toàn là tự nhiên. Trong quá trình chế biến cũng không được phép sử dụng công nghệ để thay đổi độ đạm tự nhiên của sản phẩm, cũng như không được thêm vào chất phụ gia, phẩm màu vì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé.

Nước mắm cho bé thường có một đặc điểm nữa đó là mùi thơm không quá đậm mùi cá, bởi trẻ nhỏ sẽ rất “nhạy” với các mùi tanh, nồng hay khó chịu từ thực phẩm. Chỉ cần ngửi được mùi khó chịu từ thức ăn là các bé sẽ quấy khóc và từ chối ăn ngay. Do vậy loại nước mắm cá cơm cho bé đủ chuẩn phải vừa đậm đà, bùi bùi vị đạm của cá và thêm chút mùi thơm dịu dịu, không quá tanh, nồng gắt

Cho bé sử dụng nước mắm thế nào là đúng cách?

Tùy vào từng độ tuổi khác nhau mà bố mẹ có thể cho các bé sử dụng với liều lượng và loại nước mắm khác nhau.

Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi

Ở giai đoạn này tuyệt đối không nên cho bé sử dụng nước mắm, dù là các loại nước mắm dành riêng cho bé mà chúng tôi đã đề cập bên trên. Vào thời điểm này nguồn dinh dưỡng chủ yếu để nuôi cơ thể của bé chính là sữa mẹ kèm theo một số loại thực phẩm bột, cháo, thức ăn dặm khác,… Ngoài nước mắm ra, bố mẹ cũng nên cân nhắc không bỏ muối vào thịt, cá, trứng, rau,… khi cho trẻ ăn.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 2 tuổi

Lúc này bạn có thể cho bé tập làm quen với việc ăn nước mắm khi kèm theo loại gia vị này trong các bữa ăn. Tuy nhiên về liều lượng thì chỉ cho vào khoảng 1 – 2 giọt nước mắm khi chế biến thức ăn. Còn về tần suất sử dụng thì không nên cho bé ăn mỗi ngày.

Trẻ lớn hơn 2 tuổi

Ở giai đoạn này trẻ đã có thể ăn được nhiều loại thức ăn hơn, thậm chí có trẻ đã có thể dùng chung bữa cơm với cả nhà. Chính vì thế bạn có thể nâng tần suất và và liều lượng nước mắm dành cho bé. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được các gia vị được cân bằng, không quá mặn hay quá ngọt bởi sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị sau này của trẻ.

Bởi nếu cho ăn quá nhiều nước mắm sẽ vô tình tập cho bé thói quen ăn mặn từ rất sớm, nhưng ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, gây ra các vấn đề về huyết áp, tim mạch cùng với một số căn bệnh khác. Thế nên bố mẹ đừng cho bé sử dụng quá nhiều nước mắm nhé!

Nước mắm phù hợp với trẻ và cả gia đình

Đối với nước mắm dành cho bé, bạn có thể lựa chọn nước mắm Lê Gia (loại dùng riêng cho bé). Đây là nước mắm được rất nhiều bậc phụ huynh lựa chọn trong thời gian gần đây khi đáp ứng được hầu hết các tiêu chí mà chúng tôi đã chia sẻ bên trên.

Còn đối với loại nước mắm dành cho cả gia đình, bạn có thể lựa chọn nước mắm Nam Ngư với sự đậm đà trong hương vị hoặc nước mắm Chin-Su ngọt thanh, tươi ngon. Với 2 loại nước mắm này, bạn có thể dễ dàng chế biến và kết hợp với rất nhiều món ăn. Quan trọng hết, mùi hương của nước mắm Nam Ngư và Chin-Su rất dịu nhẹ không dậy mùi nồng của mắm hay tanh của cá. Vì thế sẽ rất thích hợp để sử dụng cho bé trong giai đoạn đã phát triển gần như hoàn thiện đấy!

Mong rằng bài viết này có ích và đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc sử dụng nước mắm, cũng như lựa chọn loại nước mắm phù hợp cho bé. Chúc bé nhà bạn sẽ luôn khỏe mạnh và có những bữa ăn thật ngon miệng nhé!